THÔNG BÁO: XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG MỞ THÊM CHI NHÁNH TẠI N39 ĐƯỜNG HÙNG VƯƠNG, TP. TÂN AN, LONG AN. XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH. ĐƠN GIÁ XÂY NHÀ PHẦN THÔ NĂM 2023 CHUẨN TỪ 3.400.000vnđ/m2 – 3.600.000vnđ/m2. ĐƠN GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI NĂM 2023 CHUẨN TỪ 4.800.000vnđ/m2 – 6.000.000vnđ/m2

Quy trình thi công phần thô – Định vị tim cọc

Công tác giác móng:

Đầu tiên cần xác định trước khi bước vào công tác định vị tim cọc thì chúng ta cần phải xác định ranh giới khu đất mà chúng ta xây dựng ( thường là ranh giới đất sẽ được chủ nhà bàn giao, hoặc dựa vào sơ đồ vị trí khu đất và bản vẽ xin phép xây dựng )

tim cọc

Sau khi xác định được ranh đất chúng ta đi định vị tim trục, định vị móng và tim cọc, xác định xác định khoảng lùi trước và lùi sau so với diện tích đất chủ quyền và giấy phép xây dựng nhà.

Lưu ý: Tim cọc thường được cố định bằng cọc sắt 6-8 đóng bằng mặt đất ở đầu sơn màu làm dấu dễ thấy, các mốc tim trục được đánh dấu bàng đinh hoặc sơn cố định lên vách tường nhà kế bên hoặc đóng lamri.

Cách làm:

Định vị 4 góc của công trình, sau đó rải lưới trục định vị căng dây

  • Định vị góc vuông theo 3 cạnh của tam giác (ke góc 90), theo tỉ lệ (3,4,5) với đất có chiều dài lớn hơn(8,15,17) hoặc một số kinh nghiệm thực tế khác.

Định vị móng quan trọng nhất là đúng vị trí, Tránh sai số cộng dồn.

b. Công tác giác móng và lấy cao độ chuẩn (code +0.000)

c.  Công Tác Ép Cọc:

• Sau khi xác định được vị trí tim cọc thì ta tiến hành thi công ép cọc

Quy trình thi công ép cọc bê tông
• Xác định các khái niệm: Tải trọng thiết kế (Ptk), Lực ép nhỏ nhất(Pmin), Lực ép lớn nhất(Pmax)
Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.
• Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế.
• Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế.
• Ghi chú: Để biết được khả năng ép của kích thủy lực thì trước tiên phải đề nghị đơn vị ép cọc cung cấp giấy kiểm định đồng hồ và giàn ép thủy lực, trong kết quả kiển định sẽ có bảng tra chỉ số trên đồng hồ (kg/cm2) và tương đương với chỉ số này là lực ép đầu cọc (Tấn). Hai số liệu này quan hệ với nhau bằng “phương trình quan hệ” có trong kết qủa kiểm định. Phải lưu ý nữa là số hiệu đồng hồ và giàn ép có đúng như giấy kiểm định không.

Bước 1: Qúa trình trước khi ép cọc.

1. Hoàn chỉnh hồ sơ và gửi cho chủ đầu tư duyệt, in hồ sơ.2. Nắm chắc thời gian ép cọc để hợp đồng với chủ nhà  và bên nhà thầu ép cọc.
3. Kiểm tra hiện trạng nhà mình và nhà xung quanh.4. Ký biên bản hiện trạng nhà hàng xóm nếu cần thiết.
5. Xem hồ sơ thi công, GPXD, hoặc hỏi cốt nền từ đó tính toán code ép cọc. Tiến hành định vị tim trục code.6. Kiểm tra hiện trạng cọc loại 1 hay cọc loại 2, có đầy đủ bát và ty không.

Làm việc với chủ nhà và bên ép cọc nếu như cọc loại 2, không bỏ chốt, thì hủy thanh toán, dừng ép, nếu ảnh hưởng đến nhà bên thì bên ép cọc chịu trách nhiệm.

Bước 2: Khi đi ép cọc.

7. Nắm chắc thời gian đi đúng giờ8. Mang theo bảng vẽ định vị tim cọc, để đánh dấu các vị trí đã ép và độ sâu.
9. Kiểm tra phiếu kiểm định bên ép cọc.10. Khi ép chú ý hạn chế tối đa kiểu ép consol, để các vị trí ép được lực ép lớn nhất.
11. Kiểm tra các cọc đã ép xem có đúng với tim( vị trí đã định vị từ trước).12. Khi ép đoạn tiếp theo, phải chú ý bỏ chốt và hàn cẩn thận,.
13. Ép từ từ đến khi đủ tải thì dừng lại.14. Ép đến đâu bao nhiêu mét đánh dấu trên bảng vẽ, trách xót cọc và sau này cải nhau về số lượng cọc ép.

Giám sát liên tục đến khi ép xong. Nếu đi ra ngoài bên ép cọc sẽ làm sai vị trí, không bỏ chốt, hàn không kỹ, ép không đủ tảiànguy hiểm cho căn nhà.

• Quá trình ép cọc nên tạo không khí thoải mái, hợp tác không mất đoàn kết.

Bước 3: Sau khi ép cọc:

15. Làm việc với bên ép cọc lấy biên bản hoàn thành ép cọc. Số lượng tim, tổng bao nhiêu mét, và chốt lại số mét làm cơ sở cho chủ nhà trả tiền bên ép cọc.
16. Chụp hình, thông tin báo cáo tiến độ và tình hình khi ép cọc lên nhóm zalo, để cấp trên nắm được và điều chỉnh nếu có.
17. Sau khi ép xong báo cáo với cấp trên và kết quả ép cọc.
18. Làm việc với thầu nhân công về quy trình thi công giai đoạn tiếp theo sau khi ép cọc.

Bước 4: Tình huống xảy ra và hướng giải quyết.

19. Nếu phát hiện cọc loại 2 báo cho chủ nhà và công ty cho bên ép cọc dừng ép.
20. Nếu phát hiện không bỏ chốt cho dừng lời lẽ khéo léo để bên ép cọc bỏ vào (không quát nạt, đoàn kết, mất an toàn).
21. Nếu cọc bị bíp lỗ bỏ chốt, đề nghị bên ép cọc khoan lỗ để bỏ chốt, hoặc thay cọc khác, tuyệt đối không để như vậy hàn chồng lên.
22. Nếu nối cọc mà còn khoảng hở thì dùng thép phi 6, 8,10 quấn quanh sau đó hàn chắc lại.
23. Nếu mà bên ép cọc không nghe lời, giữ khoảng cách nhất định, không có mất đoàn kết, báo chủ nhà và công ty để có biện pháp kịp thời.
24. Khi ép sai tim đề nghi đặt lại cho đúng.
25. Các tình huống khác gọi, hoặc nhắn tin cấp trên chờ chỉ đạo.
Cụ thể như sau:
tim cọc

• Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc.

tim cọc

• Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và phải có ti nối 2 đoạn cọc.

Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc :

• Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.

• Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.

• Nếu nối cọc mà còn khoảng hở thì dùng thép phi 6, 8,10 quấn quanh sau đó hàn chắc lại. • Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.

tim cọc

Khi cọc được đưa vào tháp ép thì phải chỉnh cho cọc thẳng đứng theo 2 phương và phải chính tâm trục ép tránh trường hợp tâm lực ép không trùng với tâm cọc gây nứt, bể cạnh đầu cọc khi ép phải có tấm sắt lót đầu cọc dày từ 1 đến 2cm

• Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.

• Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% .

• Khi ép phải ép từ từ dìu cọc xuống tránh trường hợp nhồi lực ép quá lớn khi gặp tầng đất cứng gây bể và gãy cọc!

• Cọc được ép đến cao độ móng đã được tính toán trước

• Tại sao lại chôn cọc vào đài một đoạn từ 100-150 mm? Thép đầu cọc neo vào đài nên đặt thẳng hay xiên mới đúng?

tim cọc

• Khi thiết kế cọc BTCT người ta chôn cọc vào đài một đoạn từ 100-150 mm vì khi đập đầu cọc thì phần tiết diện bị đập sẽ không phẳng dẫn tới tải trọng từ đài truyền lên cọc nếu thông qua tiết diện đó sẽ không đều và phần tiết diện đó cường độ của bê tông cũng không tốt như các phần tiết diện không bị đập. Do đó khi chôn thêm một đoạn cọc vào đài thì tải từ đài sẽ truyền vào cọc tốt hơn thông qua phần cọc đó.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là quy-trinh-xay-dung-phan-tho-11.jpg

Thép đầu cọc neo phải chừa 30D (cọc sử dụng thép phi 16 là 480mm) vào đài phải uốn nghiêng so với phương thẳng đứng 450 thì mới đúng, vì tải trọng toàn bộ ngôi nhà truyền từ trên xuống không đi theo ọt trục thẳng đứng mà có thể là lệch tâm, nên việc uốn thép nghiêng 450 để tăng cường khả năng truyền tải trọng từ trên xuống dưới cọc và xuống lớp đất tốt.

D. Công tác đào đất móng và cắt đầu cọc

Các bước công tác đào móng:

Bước 1:
1. Nhận mặt bằng và biên bản bàn giao của nhà thầu thi công ép cọc.
2. Kiểm tra số lượng cọc, và vị trí cọc xem có đúng với hồ sơ thi công đã kí với Chủ Đầu Tư hay không.
3. Đọc và xem bản vẽ HSTC, xem kích thước hố móng và code cao độ đào móng.
4. Làm việc với chủ nhà xem có đường ống điện, nước, cáp mạng trong khu vực đào móng hay không? Nếu có cho di dời hoặc tránh khu vực đó ra. Làm biên bản với chủ nhà nếu cần thiết.
5. Chuẩn bị nhân lực và máy cuốc, cung cấp nguồn điện và nước ra khu vực thi công.
Bước 2:
6. Kiểm tra lại công tác định vị công trình và giác móng(công tác này đã thực hiện khi xác định tim cọc), nhưng kiểm tra lại xem có bị sai lệch hoặc mất dấu trong quá trình thi công ép cọc hay không?
7. Nếu như kiểm tra xong công tác định vị móng và kiểm tra đúng code cao cần đào móng ta tiền hành cho máy cuốc đào.
8. Tính toán theo bản vẽ hồ sơ thi công xem đào sâu rộng dài bao nhiêu là đủ.
9. Dùng máy cuốc đào các hố móng, lưu ý: đất đào lên cho máy cuốc đưa ra xa khu vực hố móng khoảng 2m, trách bị sạc lỡ, hoặc người công nhân bị trượt chân xuống hố móng, gây nguy hiểm.
10. Cho máy cuốc đào đến độ sâu cách độ sâu cần đào 10cm thi dừng lại, phần còn lại cho công nhân đào và chỉnh sửa hố móng.
11. Cho máy cuốc đào đến độ sâu cách độ sâu cần đào 10cm thi dừng lại, phần còn lại cho công nhân đào và chỉnh sửa hố móng
12. Kỹ sư phải bám sát công tác đào móng, dùng máy thủy bình để kiểm tra độ sâu của các hố móng.
13. Yêu cầu các hố móng đào xong phải vuông vức, thẳng đứng và có tính thẩm mỹ một chút.
14. Đối với móng đơn và móng băng để tiện thi công các công tác sau nên đào rộng ra mỗi bên 40cm, để tiện cho người công nhân đi lại làm việc dưới hố móng
15. Đối với các khu vực đất yếu: nên đào hố móng vác taluy để mở rộng và làm cho đất không sạc xuống hố móng. Nếu móng đặc biệt yếu thì dùng cừ lá sen để đóng xuống đất trước khi thi công đào móng.
16. Kỹ sư tính toán khối lượng đất đào lên bao nhiêu? Cần bao nhiêu để lắp lại hố móng, và để tôn nền. Nếu còn dư gọi xe cho chuyển đi ra khỏi công trình.
17. Kiểm tra kích thước số lượng, cao độ, độ sâu của móng xem còn sai xót gì không? Nếu đã xong bàn giao cho công tác tiếp theo.
Bước 3:
18. Dùng máy cắt xung quanh cọc bê tông và cho máy cuốc đập đầu cọc (nên dùng máy thủy bình kiểm tra cao độ vị trí cắt đầu cọc, không để hụt so với đài móng đầu cọc phải ngàm vào đài móng >100mm.
19. Phần bê tông của cọc dư đập bỏ ta tận dụng đầm kỹ như đá 4×6 và đổ bê tông lót M100 và dày khoảng 10cm.
20. Nên dùng ống tuýp rào xung quanh hố móng, trách trường hợp người công nhân té, ngã xuống hố móng.
21. Kỹ sư tính toán và ra đề tay thép móng cho công nhân thi công, tránh lãng phí vật tư của công ty.
22. Thi công coffa và cốt thép móng theo đúng kích thước trong hồ sơ thi công đã được kí kết.
23. Mời chủ đầu tư nghiệm thu.
24. Kỹ sư xác định thời gian, tính toán khối lượng bê tông đổ đài móng và giằng móng, báo cho bộ phận vật tư gọi bê tông về công trình.
25. Sau khi đổ bê tông xong, cách 5h nên bảo dưỡng bê tông, mời chủ đầu tư nghiệm thu.
26. Qua 24 tiếng có thể lắp đất hố móng và chuyển qua công tác khác.

Các bước được diễn giải như sau:

•Sau khi công tác ép cọc đã hoàn thành chúng ta tiến hành công tác đào đất móng.

tim cọc

•Chiều sâu đào móng được tính toán thiết kế theo bản vẽ kĩ thuật và được gửi từ cao độ mặt đường hiện hữu bằng công tác trắc đạt.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là quy-trinh-xay-dung-phan-tho-20.jpg

Công tác cắt và đục đầu cọc:

• Cọc phải được cắt trước khi bắn phá bỏ đầu cọc, khi đục phá gần tới đầu cọc thì phải sử dụng đục nhỏ để tránh làm bể đầu coc.

• Cọc sau khi đục song phải thẳng và bề mặt phẳng không bị bể, mẻ.

Bình luận bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

BẢNG GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI 2024 TP.HCM✅

BẢNG GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI 2024 TP.HCM✅

Công ty Xây Dựng Minh Phương xin chào Quý khách 👋👋. Bài viết sau đây Minh Phương xin trình bày về đơn giá xây dựng nhà ở! xây nhà là việc quan trọng...

Quy trình thi công tầng hầm nhà phố và những khâu cần chuẩn bị nhà anh Hà Bình Thạnh

Quy trình thi công tầng hầm nhà phố và những khâu cần chuẩn bị nhà anh Hà Bình Thạnh

Ở những thành phố lớn thì việc thiết kế và thi công tầng hầm nhà phố đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Việc làm thêm tầng...

Quy trình thi công phần thô – công tác gia công lắp đặt thép móng

Quy trình thi công phần thô – công tác gia công lắp đặt thép móng

Mục đích yêu cầu khi lắp đặt thép móng: • Cốt thép, lắp đặt thép móng được gia công tại vị trí gần công trường để dễ dàng...

Quy trình thi công phần thô – Định vị tim cọc

Quy trình thi công phần thô – Định vị tim cọc

Công tác giác móng: Đầu tiên cần xác định trước khi bước vào công tác định vị tim cọc thì chúng ta cần phải xác định ranh giới...

Quy Trình Xây dựng Nhà Mới Xây Dựng Minh Phương

Quy Trình Xây dựng Nhà Mới Xây Dựng Minh Phương

Mục tiêu của quy trình xây dựng nhà Xây Dựng Minh Phương Thiết lập quy trình xây dựng nhà quy chuẩn cho giám sát thi công, đội thi...



Công trình tiêu biểu

Các công trình thi công xây dựng nhà, cải tạo nhà tiêu biểu của chúng tôi

Tính chi phí xây dựng

Tiện ích tính diện tích, chi phí xây dựng nhà

Ý kiến khách hàng

Khách hàng đánh giá về chúng tôi
0904 557 884