TRẮC ĐẠC CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐO ĐẠC LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Trắc đạc công trình và công trình xây dựng đo đạc là gì?
Trắc đạc công trình đứng trước bối cảnh cả nước hướng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng xây dựng công trình sẽ rộng mở cho bạn triển vọng nghề nghiệp cực kỳ lớn trong ngành xây dựng nói chung và ngành trắc địa nói riêng. Vậy trước hết các bạn cùng Xây Dựng Minh Phương tìm hiểu thêm Trắc đạc công trình và công trình xây dựng đo đạc là gì nhé!
Trắc đạc công trình là gì?
Trắc đạc công trình hay Đo đạc công trình/ Trắc địa công trình; Quan trắc công là khảo sát và triển khai bản vẽ thiết kế của công trình ra thực địa, phục vụ thi công và giám sát xây dựng công trình đúng bản vẽ thiết kế. Quan trắc chuyển dịch và biến dạng của các công trình và nền móng công trình trong toàn bộ tuổi đời của công trình. Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015, Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đã giải thích từ ngữ như sau:
Trắc đạc công trình:
Trắc đạt công trình là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
Quan trắc công trình:
Là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian
Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy đo đạc:
Để xây dựng công trình, đảm bảo chính xác thì không thể thiếu công tác đo đạc. Người đo đạc (Kỹ thuật trắc địa) phải luôn đi trước một bước (khảo sát lập dự án, khảo sát phục vụ thiết kế, đo đạc cắm mốc công trình, đo đạc bố trí công trình, kiểm tra cao độ, vị trí hạng mục công trình,..) và luôn theo dõi sát công trình từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc xây dựng công trình.
Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy đo đạc: Máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy dọi laser, máy toàn đạc điện tử, máy định vị GPS
Công trình xây dựng đo đạc bao gồm:
Công trình xây dựng đo đạc được quy định tại Thông tư 49/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
1. Các trạm quan trắc cố định về thiên văn – trắc địa, vệ tinh, trọng lực, địa động lực, độ cao, độ sâu (sau đây gọi chung là trạm quan trắc cố định).
2. Các điểm gốc đo đạc quốc gia.
3. Các cơ sở kiểm định tham số của thiết bị đo đạc, gọi chung là các cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc.
4. Dấu mốc của các điểm thuộc hệ thống điểm đo đạc cơ sở, gọi chung là dấu mốc đo đạc
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trong xây dựng công trình xây dựng đo đạc
1. Trước khi xây dựng công trình xây dựng đo đạc phải giải quyết các thủ tục về sử dụng đất hoặc sử dụng công trình làm nơi đặt công trình xây dựng đo đạc theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi công trình xây dựng đo đạc hoàn thành, đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc làm biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) với sự có mặt của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc đo đạc. Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được lập thành năm (05) bản và lưu giữ tại:
a) Đơn vị xây dựng công trình đo đạc: 01 bản;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã: 01 bản;
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 01 bản;
d) Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 bản;
đ) Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam: 01 bản.
3. Sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm và các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trực tiếp khai thác, sử dụng tại địa phương. Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc lập theo mẫu tại Phụ lục số 01 MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO DẤU MỐC ĐO ĐẠC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT-BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành kèm theo Thông tư này.
Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh
Tôi là Lê Văn Qúy – CEO Xây Dựng Minh Phương với mong muốn đóng góp những gì tốt nhất có thể vào mỗi công trình hy vọng nó sẽ tốt cho sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và cho xã hội nói chung. Với tôi, mỗi công trình được tạo ra, từ thiết kế cho tới quá trình thi công đều rất đáng nhớ, và tôi hay hồi tưởng về những khoảng thời gian đó, nó thật sự vui vẻ và hạnh phúc
Dịch vụ tiêu biểu: Xây Nhà Trọn Gói, Sửa Nhà Trọn Gói, Xây Nhà Long An
Bài viết liên quan
BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI 2025 CẬP NHẬP MỚI NHẤT
Công ty Xây Dựng Minh Phương xin chào Quý vị. Bài viết sau đây Xây Dựng Minh Phương xin trình bày về đơn giá xây dựng nhà ở...
CÁCH LỰA CHỌN THÁNG TỐT XÂY NHÀ NĂM 2025 CHI TIẾT NHẤT
Khi quyết định xây nhà, việc lựa chọn thời điểm thích hợp là rất quan trọng. Theo phong thủy, tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 9, tháng...
QUY TRÌNH THI CÔNG LỢP MÁI NGÓI CHUYÊN NGHIỆP
Mái ngói không chỉ là tạo nên vẻ đẹp của kiến trúc ngôi nhà mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà khỏi...
LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG TƯƠI
Việc thi công đổ bê tông tươi là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng các công trình xây dựng. Để đảm bảo tính an toàn,...
CÔNG TÁC NGHIỆM THU LẮP ĐẶT ỐNG NƯỚC VÀ THIẾT BỊ ÂM TƯỜNG
Trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế, công tác nghiệm thu lắp đặt ống nước và thiết bị âm tường đóng vai trò quan trọng trong việc...
QUÁ TRÌNH XÂY NHÀ PHẦN THÔ VÀ XÂY NHÀ HOÀN THIỆN ĐẸP ĐẾN MỨC NÀO?
Việc xây dựng một ngôi nhà là một quá trình phức tạp và đầy thách thức, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tạo ra một không...
Bình luận bài viết