Quy Trình Xây dựng Nhà Mới Xây Dựng Minh Phương
Mục tiêu của quy trình xây dựng nhà Xây Dựng Minh Phương
Thiết lập quy trình xây dựng nhà quy chuẩn cho giám sát thi công, đội thi công và chủ đầu tư của công ty Xây Dựng Minh Phương, nhằm đảm bảo và kiểm soát chất lượng công trình do công ty Minh Phương thi công.
• Nhằm đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức tham gia thi công công trình đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật, đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
• Nhằm đảm bảo cho công trình hoàn thành theo các mục tiêu của ban lãnh đạo công ty đề ra như sau :
• Là khát vọng mong muốn tạo ra nhiều dịch vụ sản phẩm uy tín, chất lượng cao để có thể trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trên địa bàn TP HCM và các tỉnh lân cận.
• Là “TẬN TÂM KIẾN TẠO KHÔNG GIAN”
II: NỘI DUNG
• Quy trình xây dựng nhà Xây Dựng Minh Phương này nêu ra những tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được thi hành để kiểm soát và kiểm tra chất lượng của tất cả các công tác được thi công trực tiếp bởi các giám sát, thầu phụ, đội nhóm thi công trong công ty Xây Dựng Minh Phương.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình.
QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ PHẦN THÔ
A: Phần thô
a. Thi công định vị tim cọc
Công tác giác móng:
Đầu tiên cần xác định trước khi bước vào công tác định vị tim cọc thì chúng ta cần phải xác định ranh giới khu đất mà chúng ta xây dựng ( thường là ranh giới đất sẽ được chủ nhà bàn giao, hoặc dựa vào sơ đồ vị trí khu đất và bản vẽ xin phép xây dựng )
Sau khi xác định được ranh đất chúng ta đi định vị tim trục, định vị móng và tim cọc, xác định xác định khoảng lùi trước và lùi sau so với diện tích đất chủ quyền và giấy phép xây dựng.
Lưu ý: Tim cọc thường được cố định bằng cọc sắt 6-8 đóng bằng mặt đất ở đầu sơn màu làm dấu dễ thấy, các mốc tim trục được đánh dấu bàng đinh hoặc sơn cố định lên vách tường nhà kế bên hoặc đóng lamri.
Cách làm:
Định vị 4 góc của công trình, sau đó rải lưới trục định vị căng dây
- Định vị góc vuông theo 3 cạnh của tam giác (ke góc 90), theo tỉ lệ (3,4,5) với đất có chiều dài lớn hơn(8,15,17) hoặc một số kinh nghiệm thực tế khác.
Định vị móng quan trọng nhất là đúng vị trí, Tránh sai số cộng dồn.
b. Công tác giác móng và lấy cao độ chuẩn (code +0.000)
c. Công Tác Ép Cọc:
• Sau khi xác định được vị trí tim cọc thì ta tiến hành thi công ép cọc
Quy trình xây dựng nhà ép cọc bê tông |
---|
• Xác định các khái niệm: Tải trọng thiết kế (Ptk), Lực ép nhỏ nhất(Pmin), Lực ép lớn nhất(Pmax) |
Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc. |
• Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế. |
• Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế. |
• Ghi chú: Để biết được khả năng ép của kích thủy lực thì trước tiên phải đề nghị đơn vị ép cọc cung cấp giấy kiểm định đồng hồ và giàn ép thủy lực, trong kết quả kiển định sẽ có bảng tra chỉ số trên đồng hồ (kg/cm2) và tương đương với chỉ số này là lực ép đầu cọc (Tấn). Hai số liệu này quan hệ với nhau bằng “phương trình quan hệ” có trong kết qủa kiểm định. Phải lưu ý nữa là số hiệu đồng hồ và giàn ép có đúng như giấy kiểm định không.
Bước 1: Qúa trình trước khi ép cọc.
1. Hoàn chỉnh hồ sơ và gửi cho chủ đầu tư duyệt, in hồ sơ. | 2. Nắm chắc thời gian ép cọc để hợp đồng với chủ nhà và bên nhà thầu ép cọc. |
3. Kiểm tra hiện trạng nhà mình và nhà xung quanh. | 4. Ký biên bản hiện trạng nhà hàng xóm nếu cần thiết. |
5. Xem hồ sơ thi công, GPXD, hoặc hỏi cốt nền từ đó tính toán code ép cọc. Tiến hành định vị tim trục code. | 6. Kiểm tra hiện trạng cọc loại 1 hay cọc loại 2, có đầy đủ bát và ty không. |
Làm việc với chủ nhà và bên ép cọc nếu như cọc loại 2, không bỏ chốt, thì hủy thanh toán, dừng ép, nếu ảnh hưởng đến nhà bên thì bên ép cọc chịu trách nhiệm.
Bước 2: Khi đi ép cọc.
7. Nắm chắc thời gian đi đúng giờ | 8. Mang theo bảng vẽ định vị tim cọc, để đánh dấu các vị trí đã ép và độ sâu. |
9. Kiểm tra phiếu kiểm định bên ép cọc. | 10. Khi ép chú ý hạn chế tối đa kiểu ép consol, để các vị trí ép được lực ép lớn nhất. |
11. Kiểm tra các cọc đã ép xem có đúng với tim( vị trí đã định vị từ trước). | 12. Khi ép đoạn tiếp theo, phải chú ý bỏ chốt và hàn cẩn thận,. |
13. Ép từ từ đến khi đủ tải thì dừng lại. | 14. Ép đến đâu bao nhiêu mét đánh dấu trên bảng vẽ, trách xót cọc và sau này cải nhau về số lượng cọc ép. |
Giám sát liên tục đến khi ép xong. Nếu đi ra ngoài bên ép cọc sẽ làm sai vị trí, không bỏ chốt, hàn không kỹ, ép không đủ tảiànguy hiểm cho căn nhà.
• Quá trình ép cọc nên tạo không khí thoải mái, hợp tác không mất đoàn kết.
Bước 3: Sau khi ép cọc •
15. Làm việc với bên ép cọc lấy biên bản hoàn thành ép cọc. Số lượng tim, tổng bao nhiêu mét, và chốt lại số mét làm cơ sở cho chủ nhà trả tiền bên ép cọc. |
16. Chụp hình, thông tin báo cáo tiến độ và tình hình khi ép cọc lên nhóm zalo, để cấp trên nắm được và điều chỉnh nếu có. |
17. Sau khi ép xong báo cáo với cấp trên và kết quả ép cọc. |
18. Làm việc với thầu nhân công về quy trình xây dựng nhà giai đoạn tiếp theo sau khi ép cọc. |
Bước 4: Tình huống xảy ra và hướng giải quyết.
19. Nếu phát hiện cọc loại 2 báo cho chủ nhà và công ty cho bên ép cọc dừng ép. |
20. Nếu phát hiện không bỏ chốt cho dừng lời lẽ khéo léo để bên ép cọc bỏ vào (không quát nạt, đoàn kết, mất an toàn). |
21. Nếu cọc bị bíp lỗ bỏ chốt, đề nghị bên ép cọc khoan lỗ để bỏ chốt, hoặc thay cọc khác, tuyệt đối không để như vậy hàn chồng lên. |
22. Nếu nối cọc mà còn khoảng hở thì dùng thép phi 6, 8,10 quấn quanh sau đó hàn chắc lại. |
23. Nếu mà bên ép cọc không nghe lời, giữ khoảng cách nhất định, không có mất đoàn kết, báo chủ nhà và công ty để có biện pháp kịp thời. |
24. Khi ép sai tim đề nghi đặt lại cho đúng. |
25. Các tình huống khác gọi, hoặc nhắn tin cấp trên chờ chỉ đạo. |
Cụ thể như sau:
• Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc.
• Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và phải có ti nối 2 đoạn cọc.
Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc :
• Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.
• Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.
• Nếu nối cọc mà còn khoảng hở thì dùng thép phi 6, 8,10 quấn quanh sau đó hàn chắc lại. • Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.
” Khi cọc được đưa vào tháp ép thì phải chỉnh cho cọc thẳng đứng theo 2 phương và phải chính tâm trục ép tránh trường hợp tâm lực ép không trùng với tâm cọc gây nứt, bể cạnh đầu cọc khi ép phải có tấm sắt lót đầu cọc dày từ 1 đến 2cm“
• Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.
• Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% .
• Khi ép phải ép từ từ dìu cọc xuống tránh trường hợp nhồi lực ép quá lớn khi gặp tầng đất cứng gây bể và gãy cọc!
• Cọc được ép đến cao độ móng đã được tính toán trước
• Tại sao lại chôn cọc vào đài một đoạn từ 100-150 mm? Thép đầu cọc neo vào đài nên đặt thẳng hay xiên mới đúng?
• Khi thiết kế cọc BTCT người ta chôn cọc vào đài một đoạn từ 100-150 mm vì khi đập đầu cọc thì phần tiết diện bị đập sẽ không phẳng dẫn tới tải trọng từ đài truyền lên cọc nếu thông qua tiết diện đó sẽ không đều và phần tiết diện đó cường độ của bê tông cũng không tốt như các phần tiết diện không bị đập. Do đó khi chôn thêm một đoạn cọc vào đài thì tải từ đài sẽ truyền vào cọc tốt hơn thông qua phần cọc đó.
Thép đầu cọc neo phải chừa 30D (cọc sử dụng thép phi 16 là 480mm) vào đài phải uốn nghiêng so với phương thẳng đứng 450 thì mới đúng, vì tải trọng toàn bộ ngôi nhà truyền từ trên xuống không đi theo ọt trục thẳng đứng mà có thể là lệch tâm, nên việc uốn thép nghiêng 450 để tăng cường khả năng truyền tải trọng từ trên xuống dưới cọc và xuống lớp đất tốt.
D. Công tác đào đất móng và cắt đầu cọc
Các bước công tác đào móng
Bước 1:
1. Nhận mặt bằng và biên bản bàn giao của nhà thầu thi công ép cọc. |
2. Kiểm tra số lượng cọc, và vị trí cọc xem có đúng với hồ sơ thi công đã kí với Chủ Đầu Tư hay không. |
3. Đọc và xem bản vẽ HSTC, xem kích thước hố móng và code cao độ đào móng. |
4. Làm việc với chủ nhà xem có đường ống điện, nước, cáp mạng trong khu vực đào móng hay không? Nếu có cho di dời hoặc tránh khu vực đó ra. Làm biên bản với chủ nhà nếu cần thiết. |
5. Chuẩn bị nhân lực và máy cuốc, cung cấp nguồn điện và nước ra khu vực thi công. |
Bước 2:
6. Kiểm tra lại công tác định vị công trình và giác móng(công tác này đã thực hiện khi xác định tim cọc), nhưng kiểm tra lại xem có bị sai lệch hoặc mất dấu trong quá trình thi công ép cọc hay không? |
7. Nếu như kiểm tra xong công tác định vị móng và kiểm tra đúng code cao cần đào móng ta tiền hành cho máy cuốc đào. |
8. Tính toán theo bản vẽ hồ sơ thi công xem đào sâu rộng dài bao nhiêu là đủ. |
9. Dùng máy cuốc đào các hố móng, lưu ý: đất đào lên cho máy cuốc đưa ra xa khu vực hố móng khoảng 2m, trách bị sạc lỡ, hoặc người công nhân bị trượt chân xuống hố móng, gây nguy hiểm. |
10. Cho máy cuốc đào đến độ sâu cách độ sâu cần đào 10cm thi dừng lại, phần còn lại cho công nhân đào và chỉnh sửa hố móng. |
11. Cho máy cuốc đào đến độ sâu cách độ sâu cần đào 10cm thi dừng lại, phần còn lại cho công nhân đào và chỉnh sửa hố móng |
12. Kỹ sư phải bám sát công tác đào móng, dùng máy thủy bình để kiểm tra độ sâu của các hố móng. |
13. Yêu cầu các hố móng đào xong phải vuông vức, thẳng đứng và có tính thẩm mỹ một chút. |
14. Đối với móng đơn và móng băng để tiện thi công các công tác sau nên đào rộng ra mỗi bên 40cm, để tiện cho người công nhân đi lại làm việc dưới hố móng |
15. Đối với các khu vực đất yếu: nên đào hố móng vác taluy để mở rộng và làm cho đất không sạc xuống hố móng. Nếu móng đặc biệt yếu thì dùng cừ lá sen để đóng xuống đất trước khi thi công đào móng. |
16. Kỹ sư tính toán khối lượng đất đào lên bao nhiêu? Cần bao nhiêu để lắp lại hố móng, và để tôn nền. Nếu còn dư gọi xe cho chuyển đi ra khỏi công trình. |
17. Kiểm tra kích thước số lượng, cao độ, độ sâu của móng xem còn sai xót gì không? Nếu đã xong bàn giao cho công tác tiếp theo. |
Bước 3:
18. Dùng máy cắt xung quanh cọc bê tông và cho máy cuốc đập đầu cọc (nên dùng máy thủy bình kiểm tra cao độ vị trí cắt đầu cọc, không để hụt so với đài móng đầu cọc phải ngàm vào đài móng >100mm. |
19. Phần bê tông của cọc dư đập bỏ ta tận dụng đầm kỹ như đá 4×6 và đổ bê tông lót M100 và dày khoảng 10cm. |
20. Nên dùng ống tuýp rào xung quanh hố móng, trách trường hợp người công nhân té, ngã xuống hố móng. |
21. Kỹ sư tính toán và ra đề tay thép móng cho công nhân thi công, tránh lãng phí vật tư của công ty. |
22. Thi công coffa và cốt thép móng theo đúng kích thước trong hồ sơ thi công đã được kí kết. |
23. Mời chủ đầu tư nghiệm thu. |
24. Kỹ sư xác định thời gian, tính toán khối lượng bê tông đổ đài móng và giằng móng, báo cho bộ phận vật tư gọi bê tông về công trình. |
25. Sau khi đổ bê tông xong, cách 5h nên bảo dưỡng bê tông, mời chủ đầu tư nghiệm thu. |
26. Qua 24 tiếng có thể lắp đất hố móng và chuyển qua công tác khác. |
Các bước được diễn giải như sau:
•Sau khi công tác ép cọc đã hoàn thành chúng ta tiến hành công tác đào đất móng.
•Chiều sâu đào móng được tính toán thiết kế theo bản vẽ kĩ thuật và được gửi từ cao độ mặt đường hiện hữu bằng công tác trắc đạt.
Công tác cắt và đục đầu cọc:
• Cọc phải được cắt trước khi bắn phá bỏ đầu cọc, khi đục phá gần tới đầu cọc thì phải sử dụng đục nhỏ để tránh làm bể đầu coc.
• Cọc sau khi đục song phải thẳng và bề mặt phẳng không bị bể, mẻ.
E. CÔNG TÁC GIA CÔNG LẮP ĐẶT THÉP MÓNG
Mục đích yêu cầu:
•Cốt thép được gia công tại vị trí gần công trường để dễ dàng vận chuyển khi lắp dựng. •Trước khi gia công, cắt thép bắt buộc các kỹ sư giám sát và người cai thầu phải đọc kỹ hồ sơ thiết kế, ra đề tay thép cụ thể trước khi gia công và có phương án sử dụng cho những cây thép cắt dư. Tuyệt không cắt dư những cây thép <1 md.
•Công tác lưu kho và làm sạch.
•Toàn bộ cốt thép trước và sau khi uốn phải được che và cao ít nhất 200 mm cách mặt đất. •Toàn bộ thép tròn được phân loại thành từng khu riêng biệt theo kích thước và chủng loại để dễ nhận biết và sử dụng.
2. MÓNG BĂNG
Khái niệm móng băng:
•Là phần móng có dạng một dải thẳng dài theo từng băng độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được dùng để đỡ tường hoặc cột. Trong xây dựng công trình nhà dân dụng, móng băng được sử dụng rộng rãi nhất vì độ lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn. Khi xây nhà cần lựa chọn móng băng một cách hợp lí, chiều rộng <1,5m, nếu cấu tạo sai lệch có thể dẫn tới lún.
Phân loại:
+ Móng băng 1 phương
Là kiểu băng đi theo một phương độc lập.
•Móng băng 2 phương: Là kiểu băng 2 phương giao nhau
Thiết kế móng băng:
•Tải trọng thường xuyên: Các tải trọng tác dụng không biến đổi trong quá trình xây dựng. Được sử dụng phổ biến ở các công trình: trọng lượng bản thân móng, trọng lượng phần công trình phía trên truyền xuống móng…
•Tải trọng tạm thời là các tải trọng có thể không có trong một giai đoạn nào đó trong quá trình xây dựng và sử dụng: tải trọng sàn do thiết bị, vách ngăn truyền xuống, tải trọng gió truyền xuống, tải trọng do đất đắp… Tải trọng đặc biệt: tải trọng động đất, tải trọng do nổ, tác động của biến dạng nền gây ra do thay đổi cấu trúc đất (sụt lở, lún rớt), tác động do biến dạng của mặt đất ở vùng có nứt đất, có ảnh hưởng của vùng khai thác mỏ.
Tiến hành thống kê số liệu địa chất
•Chọn kích thước sơ bộ.
•Chọn chiều sâu đặt móng: Dựa vào trị số đặc điểm tải trọng công trình. Chiều sâu đặt móng công trình. Điều kiện đất nơi xây dựng.
•Chọn sơ bộ kích thước cột.
Cấu tạo móng băng và cấu tạo thép móng băng:
• Dưới cùng của móng băng thường được đóng bằng cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông |
• Bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối bằng dầm móng và đà giằng móng. |
• Lớp bê tông lót móng bằng đá 4×6 M100 đổ dày 100mm |
• Thi công xây coffa bằng gạch cháy 8x8x18. |
• Kích thước bản móng tiêu chuẩn: (900-1200) x 350 (mm). |
• Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300 x (500-700) (mm). |
• Thép dầm móng: Loại thép dọc 6Φ (18-22), loại thép đai Φ8a150. |
Thi công móng băng:
1. Chuẩn bị mặt giải phóng san lấp mặt bằng | 2. Định vị hố móng, định vị cao độ hố móng theo bản vẻ thiết kế |
3. Đào hố móng, gia cố thành hố móng (Độ sâu của hố phụ thuộc vào địa chất mỗi vùng và đào tới lớp đất cứng nhất) | 4. Vệ sinh, lăm le nền đáy móng, BT lót nền móng |
5. Cốt pha móng bằng gạch 8x8x18cm | 6. Làm thép vĩ móng và thép dầm móng, thép chờ đầu cột, kê đáy móng |
7. Làm thép vĩ móng và thép dầm móng, thép chờ đầu cột, kê đáy móng | 8. BT móng |
9. Tháo dỡ cốt pha | 10. San lấp |
11. Vệ sinh, lăm le, Gia công cốt pha, thép, BT hệ giằng đà kiềng ( Theo hồ sơ thiết kế).
Ưu điểm của móng băng: | Nhược điểm của móng băng: |
1. Tác dụng chủ yếu là đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới (trong trường hợp tâm của tải trọng bên trên trùng với tâm trọng lực của móng băng). | 5. Như các bạn đã biết, móng băng thuộc loại móng nông, có chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng kém (chịu mô men là lực ngang). |
2. Giảm áp lực đáy móng, không ảnh hưởng nhiều tới khu vực tiếp giáp xung quanh. | 6. Ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải không lớn, trừ khi lớp đất đá gốc gần mặt đất nên sức chịu tải của nền móng là không cao, chỉ thường sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ. |
3. Trong trường hợp không dùng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết • Mong bang lún đều nên đây là ưu điểm của móng băng chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột. | 7. Trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công tương đối phức tạp do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công. |
4. Móng băng áp dụng cho các trường hợp nền xấu, những công trình không quá lớn, điều kiện thi công khó khăn. | 8. Trong trường hợp thi công trên nền đất địa chất đất bùn yếu, địa chất không ổn định thì tốt hơn nên chọn phương án móng cọc thay thế. |
3. MÓNG ĐƠN
Khái niệm:
Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau nhằm chịu lực. Móng đơn thường nằm riêng lẻ trên mặt đất. Móng đơn có thể có hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật.
• Móng đơn trong xây dựng là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Món đơn thường được dùng trong các công trình xây dựng có tải trọng vừa và nhẹ như nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng…
• Móng đơn thường được bố trí ngay tại dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tám cạnh, hình tròn hoặc hình chữ nhật,… tùy thuộc vào tác dụng chịu lựa của nó. Hiện nay các loại móng đơn thường được sử dụng trong các công trình nhỏ lẻ và tiết kiệm chi phí.
Cấu tạo móng đơn:
1. Bản móng | 4. Cột truyền lực bằng bê tông |
2. Dầm móng | 5. Lớp lót tường |
3. Tưởng nhà |
Thi công móng đơn:
•Chuẩn bị mặt bằng thi công
•San lấp mặt bằng, công tác đất
•Công tác cốt thép
•Công tác cốp pha
•Công tác bê tông.
Ưu điểm của móng đơn:
• Tiết kiệm chi phí
Nhược điểm của móng đơn:
• Móng đơn thường chỉ nên dùng cho trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm. Do đó, khi móng đơn được dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp mà gặp trường hợp chịu tải trọng lớn thì phải mở rộng đáy móng, cũng như tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng.
4. Công tác thi công móng và sàn trệt.
Mục đích yêu cầu:
• Cốt thép phải được làm sạch trước khi đặt vào ván khuôn, không được dính dầu mỡ và các chất có hại khác ảnh hưởng đến chất lượng bêtông.
• Cố định thép (buộc cốt thép, kê cốt thép).
• Trước khi lắp đặt cốt thép, phải tiến hành nghiệm thu với chủ đầu tư về công tác ván khuôn về kích thước chính xác của chi tiết cần đặt.
• Cốt thép được đặt vào trong ván khuôn phải được đặt đúng vị trí thiết kế quy định, cố định cốt thép chống dịch chuyển bằng cục kê, thép neo, hàn định vị tạm thời giữa 2 lớp cốt thép… đảm bảo khoảng cách chiều dày lớp bê tông bảo vệ mà thiết kế quy định.
• Tại vị trí giao nhau của cốt thép, phải được cố định bằng thép buộc đai cốt và thanh nối liên kết chặt vào thép dọc bằng liên kết buộc hoặc hàn.
• Thép buộc là loại thép sợi mềm đường kính tiết diện 0,8÷1,0 mm, đuôi buộc phải xoắn quay vào trong.
• Không làm hư hỏng biến dạng sản phẩm.
• Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
• Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp dựng sau.
• Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không nên để biến dạng trong quá trình đổ bê tông. • Các con kê đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ thép nhưng không lớn hơn 1m cho một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng chiều dày lớp bảo vệ, sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng theo các quy định tại TCVN 4453-1995.
• Trước khi đổ bê tông cho các bộ phận công trình, nhà thầu báo cho Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát kiểm tra nghiệm thu cốt thép về kích thước, khoảng cách, chất lượng hàn buộc, sự ổn định, chiều dài thép chịu lực, vị trí nối cốt thép, lớp bảo vệ theo hồ sơ thiết kế. Sau đó lập thành biên bản nghiệm thu công việc xây dựng để tiến hành đổ bê tông.
a. Công tác bê tông lót:
•Tạo bằng phẳng lớp đất đáy móng.
•Sử dụng đá 4×6 và vữa M100 cho công tác bê tông lót, dày 100mm.
b. Công tác coffa móng.
• Dựa vào kích thướt, tiết diện thực tế tại công trình của móng và đà giằng móng và hồ sơ thi công tiến hành xây tường bao móng bằng gạch (công tác này thay cho coffa). Cốp pha móng được xây bằng gạch ống 8x8x18 xây tường 100 hoặc 200 tại vị trí cần thiết
c. Cốt thép móng.
• Được gia công tại khu vực gia công trong công trường chuyển đến vị trí lắp dựng.
• Cốt thép được làm sạch, buộc chặt vào cấu kiện, các chỗ neo, nối đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế, qui định, qui phạm hiện hành.(Thông thường 30d cho vùng chịu nén và 40d cho vùng chịu kéo)
• Cốt thép thi công phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng. Hiểu được phần cốt lõi của công trình cần có độ bền vững cao nên chúng tôi luôn sử dụng các loại thép tốt nhất để làm móng. Có thể kể đến đó là thép Việt Nhật.
• Việc bố trí cốt thép sai không chỉ gây lãng phí vật tư mà còn dẫn đến việc tìm ẩn nguy cơ lún nứt, sụp đổ công trình về lâu dài. Do đó công tác kiểm tra cần thật sự nghiêm túc chú trọng.
• Các tiêu chuẩn để kiểm tra cốt thép bao gồm:
• Cốt thép phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và đảm bảo chất lượng.
• Kết cấu thép phải đúng thiết kế trên bản vẽ đã được kiến trúc sư và kỹ sư tính toán từ trước.
• Cốt thép phải được bố trí ngay hàng thẳng lối, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau để đảm bảo trọng lực sẽ được phân bố đều.
• Các thanh thép phải đảm bảo sạch sẽ và không được rỉ sét.
• Chiều dài neo cốt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khoảng 30d lần đường kính. • Cốt thép được làm sạch, buộc chặt vào cấu kiện, các chỗ neo, nối đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế, quy định, qui phạm hiện hành. Cốt thép được đưa lên các sàn tầng để lắp đặt.
• Cốt thép cột phải được định vị chắc chắn bằng cách hàn đai cố định để sắt cột không bị lệch vị trí trong quá trình đổ Bt dẫn đến phải nhấn sắt chân cột.
• Hàn cốt thép trong những điều kiện thích hợp đảm bảo độ an toàn và phải được giám sát công trình phê duyệt.
D. Xây hầm tự hoại :
• Sử dụng gạch đinh trong công tác xây hầm tự hoại bên trong được tô và láng bằng hồ dầu (hoặc lăn chống thấm)
e. Công tác lắp đặt hệ thống thoát nước.
• Cùng với đơn vị lắp đặt hệ thống thoát nước phối hợp lắp đặt hệ thống thoát nước kịp với tiến độ và đúng kỹ thuật nhất.
• Thi công lắp đặt theo hồ sơ thiết kế đã có chữ ký xác nhận của chủ đầu tư và công ty.
• Ống chất thải từ bồn cầu là ống D110 vào trong hầm chứa.
Ống thông các hầm chứa là D90.
Ống thoát khí (thông hơi) từ hầm chứa phân lên mái là D34.
Ống thoát nước thải từ cống a ra cống nước thải chung khu vực là D140.
f. Công tác lắp đặt thép sàn tầng trệt (nếu có).
• Thép sàn tầng trệt thường đan một lớp phi 8 a200, dưới nền sẽ lót bạc để trách sự mất nước của bê tông.
• Thép sàn được bẻ móc và móc trực tiếp và thép của đà giằng.
• Lưu ý: Tính toán thật chính xác trước khi cắt thép, tránh để tình trạng nối thép do cắt thiếu hoặc không móc vào thép của đà giằng.
g. Công tác nghiệm thu thép sàn trệt, hố ga, hầm phân.
• Sau khi gia công và lắp đặt cốt thép sàn trệt mời chủ đầu tư hoặc giám sát chủ đầu tư nghiệm thu và đánh giá chất lượng ký xác nhận vào nhật ký công trình.
h. Công tác đổ bê tông đáy sàn trệt
• Đối với sàn tầng trệt độ dày khoảng 6-8 cm tùy vào hợp đồng.
• Trước khi tiến hành đổ bê tông phải dùng nước rửa sạch bụi, tạp chất, xà bần và tạo độ ẩm cho sàn.
• Đổ bê tông bằng hình thức trộn tay tại công trình hay bê tông tươi thương phẩm đều sử dụng M250.
• Sừ dụng máy đầm dùi bằng tay để bê tông được đều được đồng đều, chú ý nhất là vị trí đà giằng, chân cột.
• Trước khi đổ bê tông phải dùng nắp bít đậy các ống thoát nước, tránh để bê tông rơi vào. • Tại trí hầm phân nên để chờ 1 ống D90 dùng nắp bít lại để sau này chủ đầu tư rút hầm cầu.
• Các vị trí hố ga, đóng hộc, hoặc coffa chắn bê tông (như hình dưới).
• Dùng thướt nhôm 2m để gạt và làm đều mặt sàn bê tông.
i.Công tác bảo dưỡng bê tông.
Trải bạc để tránh sự bay hơi nước trong bê tông, tưới nước.
6. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG.
•Tổ chức học an toàn lao động thường xuyên trong công trình (ít nhất 1 tuần 1 lần)
7. CÔNG TÁC THI CÔNG LẮP DỰNG CỘT CÁC TẦNG
a. Xác định tim trục và khoảng cách bước cột
Dựa vào hồ sơ thiết kế, dùng thước đo kiểm tra khoảng cách các bước cột.
• Xác định tim trục và búng mực các vị trí cột bằng bút xóa hoặc bằng mực tàu.
b. Lắp đặt cốt thép cột.
• Lắp đặt thép cột vào vị trí, liên kết với thép chờ sẵn bằng kẽm buộc.
• Khoảng cách thép đai cột đoạn dưới 1 mét và đoạn trên cùng 1 mét khoảng cách 10cm, đoạn giữa cột 20cm.
• Phải bô kẽm đầy đủ 4 góc của 1 đai, không bỏ xót.
Đoạn nối thép cột dài khoảng 400-600mm, nên gài chân cột bằng cách đóng như hình dưới đây.
Thi công liên kết sắt râu của cột bằng cách bẻ móc và móc vào đai hoặc thép cột (như hình dưới đây)
Kiểm tra độ nghiêng ngã của cột theo 2 phương bằng phương pháp thả rọi, thước thủy, máy laze…
Coffa sử dụng tấm ván ép dày 12mm đến 18mm hoặc tấm ván đỏ dược vận chuyển lắp bằng thủ công.
Sử dụng cây chống D49 để gông cột theo 3 hướng, hoặc 4 hướng.
Đổ bê tông cột bằng trộn máy tại công trình M250.
•Lưu ý: Người cai thầu và giám sát lưu ý khi gia công thép cột tầng cuối cùng, hoặc tum thang nên tính toán và cắt thép vừa đủ, không được xảy ra tình trạng dưới hình sau (Thép cột dư >0.5m)
Sau 12h đổ bê tông là có thể tháo coffa cột, Sau khi tháo coffa sắt râu sẽ như hình dưới đây.
Công tác lấy code + 1.000m bằng thước thủy và máy laze. Công tác bảo dưỡng bê tông sàn và cột bằng cách tưới nước tạo độ ẩm.
8. CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG BAO NGOÀI, NGĂN PHÒNG (Dành cho các tầng)
• Hồ vữa sử dụng trong công tác xây tường được trộn bằng máy trộn theo cấp phối M75. • Sau khi tháo cốp pha cột, dọn dẹp mặt bằng, sẽ tiến hành ngay công tác xây.
• Búng mực định vị mép ngoài khối tường xây lên mặt cột và nền.
• Kéo chỉnh sắt râu vào đúng vị trí tường khoảng 5-6 lớp gạch là 1 sắt râu, đầu sắt râu phải bẻ móc cu đê.
a. Trình tự xây:
• Từ dưới lên trên, tường chính trước, tường phụ sau.
• Mặt bao che xung quanh xây trước, trong xây sau.
b. Quy định yêu cầu:
• Trước khi xây, bề mặt tiếp giáp khối xây phải được rửa sạch và quét một lớp hồ dầu xi măng nguyên chất để tăng độ bám dính và chống thấm về sau.
• Tạo độ ẩm cho gạch bằng cách tưới nước trước khi xây.
• Gạch phải được làm sạch đối với những viên gạch dính bụi, bùn bẩn phải được cạo sạch trước khi đem xây, vữa trộn phải đảm bảo độ sụt yêu cầu.
• Vữa xây để quá thời gian 1 giờ không được đem vào sử dụng.
• Căng dây dứng và dây ngang để các hàng gạch xây được thẳng và phẳng.
• Tường gạch 200 & 100, lớp cuối cùng giáp với đáy đà bê tông cốt thép phải được cuốn gạch đứng và nêm chặt vữa có tác dụng chống nứt khi bê tông bị co ngót.
• Mặt gạch khi xây xong phải được quét sạch, mạch hồ đều, thẳng và đẹp.
• Tường gạch dày 200 gạch ống phải được xây theo qui cách: 5 lớp gạch ống câu 1 lớp gạch đinh xây ngang.
• Xây tường có thể kết hợp công tác gắn đặt khung cửa, để đảm bảo sự chắc chắn liền khối về sau.
• Tránh va chạm mạnh cũng như không được vận chuyển, đặt vật liệu dụng cụ trực tiếp lên trên khối xây đang thi công.
• Xây bậc cầu thang, theo hồ sơ thiết kế.
c. Công tác kiểm tra:
• Phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây bằng Thước nhôm 2m hoặc 3m và thả rọi tường xây không ngã >1cm.
d. Công tác bảo dưỡng tường xây:
• Tường sau khi xây xong phải được bảo dưỡng liên tục trong 3 ngày đầu (1 ngày 1-2 lần)
9.CÔNG TÁC COFFA DẦM SÀN (Dành cho các tầng).
a. Công tác lắp đặt coffa dầm sàn.
Cốp pha phải được thiết kế để chịu được tải trọng tác động của quá trình đổ bê tông, áp lực ngang của bê tông tươi, và sự va đập rung trong quá trình đổ bê tông. Đồng thời đảm bảo hình dạng của bêtông trong phạm vi sai số cho phép.
• Cốp pha không được phép để xuất hiện các vết nứt vữa, dễ tháo dỡ và không gây hại cho bê tông khi tháo dỡ
• Hệ thống chống phải được gia công bằng các biện pháp cần thiết như giằng ngang, giằng chéo và đảm bảo chống lật, kéo vặn cốp pha khi có tải trọng gây ra lúc đổ bê tông.
• Trước khi thi công cốp pha, phải bàn bạc thống nhất với nhà thầu, đội thi công cách lắp đặt cốp pha xem có đủ khả năng chịu lực không.
v :Gia công và lắp dựng cốp pha:
• Cốp pha được gia công và lắp dựng dựa theo vị trí, hình dạng, kích thước chỉ ra trong bản vẽ kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu dưới đây:
• Cốp phải được ghép kín để chống mất nước xi măng hoặc rò vữa qua mối nối. Các ống hộp và cấu kiện chôn sẵn trong bêtông phải được bảo vệ đầy đủ vị trí đặt chính xác như trong bản vẽ gia công cốp pha, tránh bị dịch chuyển trong quá trình đổ bêtông.
•Các thanh chống phải lắp thẳng chính xác, các thanh chống đứng ở sàn liên tiếp nhau phải dựng càng gần càng tốt.
b.Coffa cầu thang:
• Xác định cao độ chuẩn vị trí các chiếu nghỉ sau khi đã trừ chiều dày bản thang và lớp hoàn thiện.
• Tiến hành thi công hệ xà gồ chính kèm cây chống
• Lắp đặt coffa bằng sắt hoặc ván, đảm bảo kích thước bề ngang bản thang phần thô đã được trừ lớp vữa tô.
Coffa sàn ban công:
Sàn ban công sẽ đóng theo hình thức sàn phẳng và giật cấp xuống 5 cm, xung quanh là đà như bình thường, độn bằng gạch ống xếp đứng.
• Có thể tăng cường những những đà kẹp nhỏ ở giữa sàn ban công (như hình bên dưới. •
d. Coffa sàn sân thượng và coffa sàn mái.
• Đối với coffa sàn sân thượng và coffa sàn mái yêu cầu các nhà thầu phụ và các kỹ sư giám sát công trình lắp đặt hệ coffa dốc về phiễu thu sàn với độ dốc 1-2% (có nghĩa là với 10 mét dài thì độ dốc giữa hai đầu là 10cm).
Đối với các sàn sân thượng và sàn mái BTCT các nhà thầu bắt buộc phải làm theo yêu cầu trên. Cố tình không tuân thủ sẽ bị phạt theo luật công ty.
10. CÔNG TÁC GIA CÔNG LẮP ĐẶT CỐT THÉP SÀN (Dành cho các tầng).
a. Lắp đặt cốt thép dầm, sàn.
• Xác định cao độ chuẩn.
• Coffa dầm sau khi được đóng sẵn sẽ được lắp dựng và cố định lên đầu cột, kích thước lọt lòng coffa dầm phải đảm bảo đúng thiết kế.
• Lắp đặt hệ cây chống cho đáy dầm, khoảng cách giữa các cây chống dao động từ 80-100cm.
• Lắp đặt hệ giàn giáo cho coffa sàn.
•Lắp đặt hệ xà gồ chịu lực sắt hộp 40×80 hoặc 50×100 cách khoảng tối đa 120cm.
•Lắp đặt hệ xà gồ cho tấm coffa sàn, cách khoảng dao động từ 40-50cm.
•Cốt thép dầm sàn được làm sạch, buộc chặt vào cấu kiện, các chỗ neo sàn dầm đảm bảo đúng qui định, qui phạm. Cốt thép được đưa lên các sàn tầng để lắp đặt.
•Cốt thép sàn phải được bố trí ngay hàng thẳng lối,phải có sắt kê (chân chó) phân biệt lớp trên và dưới, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau để đảm bảo trọng lực sẽ được phân bố đều.
• Thép sàn 2 lớp phải được lắp đặt sole với nhau.
• Hàn cốt thép trong những điều kiện thích hợp đảm bảo độ an toàn và phải được giám sát công trình phê duyệt.
• Khi chờ thép cầu thang thì phải chờ 2 lớp theo thiết kế và lớp sắt mũ phải chờ bằng chiều dài của sắt mũ để sau này không phải nối gây lãng phí.
b. Công tác nghiệm thu coffa dầm sàn và thép.
• Sau khi thi công cốt thép dầm sàn xong mời chủ đầu tư hoặc giám sát chủ đầu tư nghiệm thu coffa và thép trước khi đổ bê tông.
• Sau khi nghiệm thu yêu cầu chủ đầu tư đánh giá chất lượng và ký xác nhận vào nhạt ký công trình.
11. Công Tác Bê Tông :
Công tác chuẩn bị :
• Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác .
• Các khe hở giữa các ván khuôn phải được chèn kín. Về mùa hè trước khi đổ bê tông phải tưới nước ván khuôn để ván khuôn nở ra bịt kín các khe hở nhỏ đồng thời ván khuôn no nước sẽ không hút nước của vữa bê tông. Việc tưới nước chính là làm vệ sinh ván khuôn cốt thép trước khi đổ bê tông .
• Hiện nay thi công đổ bê tông có 2 phương pháp : đổ bê tông thủ công (bê tông tay). Đổ bê tông thương phẩm (bê tông tươi).
a.Phương pháp thi công bê tông thương phẩm (bê tông tươi)
• Bê tông khi được vận chuyển tới phải được kiểm tra phiếu (thời gian xuất sưởng không được quá 2,5h) và tiến hành thí nghiệm về độ sụt và chống thấm(nếu có), Lấy mẫu thí nghiệm cường độ bê tông.
• Và đổ ngay tránh để đống vừa gây các tải trọng cục bộ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của ván khuôn vừa tạo điều kiện cho bê tông nhanh mất nước trong quá trình đổ. Ảnh hưởng đến chất lượng bê tông và gây khó khăn cho quá trình thi công.
Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông. Khi chiều cao đổ bê tông vượt quá chiều cao qui định cần phải thực hiện các biện pháp để tránh phân tầng.
• Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từnglớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
• Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mômen uốn nhỏ.
• Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông.
b. Phương pháp thi công bê tông thủ công (bê tông tay) :
• Phải làm biên bản kiểm tra vật liệu đầu vào kiểm tra chất lượng cát, đá, xi măng……vv
• Các thùng chứa vật liệu phải được định lượng rõ ràng, độ chính xác cao để cho ra tỷ lệ trộn bê tông phù hợp.
• Cách tiến hành đổ bê thủ công cũng giống như bê tông thương phẩm,bê tông phải được đổ liên tục,đổ từ xa tới gần từ trong ra ngoài,đổ theo từng lớp xong lớp nào đầm dùi lớp đó.
c. Công tác bảo dưỡng bê tông :
• Sau khi đổ Bê tông thì công tác bảo dưỡng bê tông được thực hiện liên tục trong 3 ngày đầu.
12. CÔNG TÁC ĐIỆN NƯỚC PHẦN THÔ (ME)
Lắp đặt ống bảo vệ dây cáp điện âm tường, âm sàn và ống ngầm dưới đất.
- Lắp đặt ống ruột gà và ống cứng sino điện âm tường, âm sàn và ống ngầm dưới đất.
- Lắp đặt box ổ cắm, box công tắc, box tủ điện, box bảng điện.
3. Ống dùng trong công trình là loại nhựa dẻo (ruột gà ), Các ống được chôn ngầm trong tường và sàn, đà bê tông.
4. Các ống đặt trong sàn, đà bê tông được tiến hành thi công sau khi công nhân xây dựng đan xong lớp sắt sàn. Tuy nhiên chúng ta hạn chế đi trên sàn vì sẽ dễ gây yếu sàn nên thông thường sẽ đi trong đà,trừ những vị trí bắt buộc phải đi trên sàn.
5. Các ống đi ngầm trong tường được tiến hành thi công sau khi tường đảm bảo đủ độ cứng không bị rạn nứt trong quá trình đục tường, chỉ tiến hành đục tường sau khi cắt tường.
6. Tuyệt đối không đục tường nếu không thực hiện công đoạn cắt tường trước đó vì sẽ gây ra các vệt rạn chân chim sau khi sơn nước nếu chiều rộng đục tường từ 3 ống trở lên thì khi tô phải đóng lưới để tránh nứt tường.
7. Các ống chôn ngầm trong tường hay trần bê tông phải được cố định bằng xi măng hoặc bê tông sau khi cố định bằng thanh thép nằm ngang hoặc dây thép cột.
8. Các ống đi trong tường theo phương thẳng đứng hoặc song song. Đầu cuối của ống là vị trí của hộp chứa công tắc, ổ cắm, hộp đèn.
9. Công việc kéo dây sẽ thực hiện do đội ngũ công nhân kỹ thuật cao có kinh nghiệm đảm bảo hệ thống dây được lắp đặt đơn giản, thuận lợi cho việc sử chữa, thay thế sau này.
10. Các dây, cáp điện đều được phân pha theo màu dây (dây pha: màu xanh, đỏ, vàng, dây trung tính: màu đen, dây tiếp đất: xanh – vàng.) và được phân pha khu vực đúng bản vẽ thiết kế.
11. Các đầu dây sẽ được đánh dấu thứ tự theo sơ đờ tủ phân phối điện để tạo điều kiện cho việc xác định các khu vực sự cố để cách ly, kiểm tra, sửa chữa.
12. Chỉ thực hiện nối dây tại các hộp nối, hộp công tắc, hộp ổ cắm, hộp máng đèn. Tuyệt đối không bao giờ nối dây trong ống. Điều này hạn chế tối đa các sự cố chạm chập do các mối nối không đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra sửa chữa.
13. Tất cả các cáp chôn ngầm phải được liên tục, không được nối cáp. Trong quá trình thi công lắp đặt cáp nếu phát hiện bị lỗi, cáp bị vật nhọn sắc làm hỏng lớp bảo vệ, cáp bị lỗi do nhà sản xuất ( như bị phình, không đồng nhất) phải báo báo cho giám sát công trình để có phương án trước khi lấp đất.
13. CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG, TRẦN NHÀ, CẦU THANG
a. Công tác chuẩn bị:
1. Trước khi tiến hành trát thì phải đóng lưới tất cả các vị trí tiếp giáp giữa tường với BT, giữa tường với tường các nách cầu thang……vv
2. Các tổ trát tường phải kết hợp với trắc đạc (dùng máy laze) để thực hiện các công việc chuẩn bị của mình, gắn đặt các mốc chuẩn.
3. Dùng hồ dầu và gạch nhỏ (hoặc đóng đinh) làm các điểm mốc trên mặt gạch, hình vuông cạnh 2cm, bằng chiều dày lớp trát, khoảng cách giữa 2 điểm móc khoảng 2-2,3m.
4. Định vị các điểm mốc, phía trên đầu và cuối bức tường trước, sau đó mới tiến hành các mốc phía trong. Làm các mốc phía trên rồi thả quả dọi để làm mốc ở dưới và giữa tường.
5. Khoảng cách các mốc về các phía phải nhỏ hơn thước thợ để dễ kiểm tra độ phẳng lớp trát.
6. Mặt sàn thao tác trên giàn giáo và mặt sàn dưới chân dàn giáo phải quét
7. Dọn sạch sẽ trước khi tiến hành công việc.
8. Sử dụng cát vàng hạt trung được sàn bằng tay qua lưới thép tại công trình để loại bỏ tạp chất, hạt sỏi, đất sét.
b. Trình tự trát: Tiến hành từ trên xuống dưới: Trần, đà, tường, cột.
9. Trước khi tiến hành trát thì tường phải được tạo ẩm trước tránh tình trạng tường khô sẽ hút nước từ lớp trát gây nứt lớp trát.
10. Căn cứ vào mốc và thước thợ để trát lớp lót. Kéo hồ thành 2 lần.
Lần 1 kéo hồ gần như bằng mặt với điểm mốc.
Lần 2 kéo vữa tô cao hơn điểm mốc một chút.
11. Sau đó dùng thướt nhôm 2m cán phẳng. Những vị trí bị khuyết dùng bay thợ đắp thêm vữa. Xe mặt vữa thì dùng bàn xoa nhúng nước xoa cho nhẵn và phẳng đều.
12. Thi công tô đáy cầu thang (dạ cầu thang)
13. Riêng với tường có ốp gạch và đá trang trí, thì chỉ cần tiến hành lớp lót, xoa phẳng, lấy mũi bay kẻ thành ô có rảnh để tăng độ bám dính lớp sau (vạch sâu 2- 3mm).
c. Quy định yêu cầu: Làm sạch bụi, tẩy rửa các chất dầu mỡ bám dính, làm nhám bề mặt cần hoàn thiện để tăng độ bám dính.
14. Trước khi trát phải tưới nước tạo độ ẩm đều khắp mặt tường, đảm bảo lớp vữa không bị bong, dộp, nứt về sau.
15. Độ dày lớp trát, mác vữa phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế (đảm bảo công tác kiểm tra từ khi xây tường phải chuẩn)
d. Công tác kiểm tra:
Công tác trát có ý nghĩa rất quan trọng tạo vẽ đẹp và thẩm mỹ cho công trình, nên phải thường xuyên kiểm tra độ phẳng của tường.
16. Kiểm tra tường bằng thước nhôm
17. Kiểm tra tường bằng máy laze, kiểm tra phẳng, thẳng, đứng của tường kiểm tra góc ke.
e. Công tác bảo dưỡng tường sau khi trát :
Tường sau khi trát phải được bảo dưỡng liên tục trong 3 ngày đầu tiên.
15. CÔNG TÁC BAO CHE CÔNG TRÌNH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
a. Bao che công trình.
•Thiết lập hệ thống bao che,che chắn toàn bộ công trình,có sàn thao tác và chống rơi,thi công đến đâu làm an toàn lao động đến đó.
b. Công tác dọn vệ sinh công trình hàng ngày.
•Công trình phải luôn được dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp, không để vật tư lung tung.
Xem thêm tại:
Tôi là Lê Văn Qúy – CEO Xây Dựng Minh Phương với mong muốn đóng góp những gì tốt nhất có thể vào mỗi công trình hy vọng nó sẽ tốt cho sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và cho xã hội nói chung. Với tôi, mỗi công trình được tạo ra, từ thiết kế cho tới quá trình thi công đều rất đáng nhớ, và tôi hay hồi tưởng về những khoảng thời gian đó, nó thật sự vui vẻ và hạnh phúc
Dịch vụ tiêu biểu: Xây Nhà Trọn Gói, Sửa Nhà Trọn Gói, Xây Nhà Long An
Bài viết liên quan
BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI 2025 CẬP NHẬP MỚI NHẤT
Công ty Xây Dựng Minh Phương xin chào Quý vị. Bài viết sau đây Xây Dựng Minh Phương xin trình bày về đơn giá xây dựng nhà ở...
QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT NGÔI NHÀ TỪ A-Z
Quy trình xây dựng một ngôi nhà là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ theo từng bước cụ thể....
Quy trình thi công tầng hầm nhà phố và những khâu cần chuẩn bị nhà anh Hà Bình Thạnh
Ở những thành phố lớn thì việc thiết kế và thi công tầng hầm nhà phố đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Việc làm thêm tầng...
Quy trình thi công phần thô – công tác gia công lắp đặt thép móng
Mục đích yêu cầu khi lắp đặt thép móng: • Cốt thép, lắp đặt thép móng được gia công tại vị trí gần công trường để dễ dàng...
Quy trình thi công phần thô – Định vị tim cọc
Công tác giác móng: Đầu tiên cần xác định trước khi bước vào công tác định vị tim cọc thì chúng ta cần phải xác định ranh giới...
Quy Trình Xây dựng Nhà Mới Xây Dựng Minh Phương
Mục tiêu của quy trình xây dựng nhà Xây Dựng Minh Phương Thiết lập quy trình xây dựng nhà quy chuẩn cho giám sát thi công, đội thi...
Bình luận bài viết